Giờ làm việc : T2 - T6 : Sáng 7 : 30 - 11 : 30, Chiều : 13 : 00 - 17 : 00. T7 : Sáng : 7 : 30 - 11 : 30. Chủ nhật, Ngày lễ : Nghỉ

PHÂN LOẠI THIẾT BỊ, VẬT TƯ Y TẾ

PHÂN LOẠI VẬT TƯ Y TẾ

  Khái niệm “ Thiết bị vật tư y tế “ chỉ là khái niệm quy ước, không bao hàm hết tất cả các lĩnh vực này được. Khái niệm đó được ngầm hiểu là tất cả các nhóm Thiết bị y tế, Hóa chất, Vật dụng… được dùng trong các cơ sở y tế ( mà không phải thuốc hay thực phẩm chức năng ). Ngoài các khái niệm cơ bản như hạ tầng xây dựng cơ bản, điện nước, thiết bị văn phòng… Ta sẽ chia ra làm các phần sau:
I. HẠ TẦNG, THÔNG TIN Y TẾ

  1.1 Hạ tầng y tế

    Là các công trình xây dựng đặc thù phục vụ cho hoạt động của bệnh viện, nó không được xếp vào Thiết bị hay Vật tư y tế, như:

  • Hệ thống xử lý rác thải: xử lý rác thải rắn, chất thải lỏng.
  • Hệ thống vận chuyển bệnh nhân: xe điện, xe cứu thương…
  • Hệ thống khí y tế: các loại khí nén, hút, bơm rửa…
  • Hệ thống báo gọi Y tá.

  1.2 Thông tin Y tế

  • Hay chính hệ thống phần mềm, Website tích hợp phần mềm để quản lý mọi hoạt động của bệnh viện. Đây là xu hướng đầu tư và sẽ bắt buộc với các cơ sở Y tế. Ở các nước phát triển họ có Nguyên hạ tầng thông tin Y tế toàn quốc, lưu trữ toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh thông tin của bệnh nhân.

II. HẠ TẦNG PHẦN CỨNG

  • Chính là hệ thống gồm các máy chủ ( sever ), máy trạm  ( client ) được kết nối internet và kết nội nộ bộ ( LAN ) với nhau. Việc đầu tư hạ tầng thông tin này muốn đồng bộ và hiệu quả cao phải tính toán ngay khi mới xây dựng, với các đơn vị cũ thì xây dựng sẽ khó khăn hơn do việc bố trí các máy khó hợp lý.

III. PHẦN MỀM QUẢN LÝ TỔNG THỂ BỆNH VIỆN, WEBSITE

  • Muốn tăng hiệu quả hoạt động, các đơn vị bắt buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Việc trang bị phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện là biện pháp duy nhất. Quản lý bằng phần mềm sẽ tiết kiệm chi phí nhân sự, tối ưu việc lưu trữ tìm kiếm hồ sơ, quản lý chặt chẽ mọi khâu trong khám chữa bệnh… Giúp nhà quản lý dễ dàng phân tích, đánh giá số liệu và đưa ra biện pháp thúc đấy phát triển cho đơn vị. Một phần mềm cao cấp có thể tích hợp nhiều tính năng hiện đại như: thẻ từ, bệnh án điện tử, lấy kết quả tự động từ các thiết bị, tích hợp cổng thông tin tra cứu và đặt lịch khám trực tuyến…
  • Khó khăn nhất hiện nay là BYT không có hệ thống đủ mạnh hoặc chế tài yêu cầu sự tương thích giữa các loại phần mềm khi cần đồng bộ dữ liệu với BYT. Trên thị trường có quá nhiều phần mềm khác nhau, triển khai mỗi nơi một kiểu nên không thể tạo nên “ thư viện quốc gia về y tế “ như các nước phát triển.
  • Ngoài ra còn có các hệ thống phần mềm chuyên dụng như HIS, RIS, PACS...

IV. THIẾT BỊ Y TẾ BỆNH VIỆN

  • Có rất nhiều cách để phân loại các Thiết bị Y tế nhưng đơn giản nhất là phân theo chuyên khoa, theo đặc điểm sử dụng của Thiết bị.
  • Thiết bị chấn đoán hình ảnh: MRI, CT-Scanner, Siêu âm, X-Quang…
  • Thiết bị thăm dò chức năng: điện tim, điện não, lưu huyết não, hô hấp kế, đo khúc xạ…
  • Thiết bị phòng mổ: đèn mổ, bàn mổ, dao điện, monitor, máy gây mê kèm thở.
  • Thiết bị hồi sức tích cực: bơm tiêm điện, máy sốc tim, máy thở, monitor, máy tạo Oxy.
  • Thiết bị xét nghiệm: có thể chia ra:
    • Khoa huyết học truyền máu​.
    • Khoa sinh hóa.
    • Khoa vi sinh.
    • Khoa di ứng miễn dịch…
  • Thiết bị phục hồi chức năng: máy kéo giãn, tập đi, giàn tạ…
  • Thiết bị đông y: máy châm cứu, nồi sắp thuốc, laser nội mạch…
  • Thiết bị sản phụ khoa: máy soi CTC, dao điện, máy áp lạnh…
  • Thiết bị nhi khoa: lồng ấp, đèn chiếu vàng da, máy thở nhi…
  • Thiết bị lọc máu: máy lọc máy…
  • Các thiết bị kiểm soát nghiễm khuẩn: máy giạt, hấp, sấy…
  • Thiết bị điều trị cao cấp: xạ trị gia tốc, can thiệp mạch.
  • Ngoài ra còn có một số thiết bị khác như: chụp mạch, máy tạo nhịp, tim nhân tạo, phổi nhân tạo…

 V. THIẾT BỊ Y TẾ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

    Là các thiết bị sử dụng chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình mà không cần chỉ định hay tư vấn của Bác sỹ. Các thiết bị này thường dễ dùng, giá trị thấp và sẵn có trên thị trường:

  • Máy đo huyết áp điện tử: loại cổ tay, bắp tay...
  • Máy đo đường huyết cá nhân.
  • Máy xông khí dung: loại khí dung siêu âm, loại Piton...
  • Máy trợ thính: loại dây đeo, loại vành tai không dây, loại nhét tai...
  • Nhiệt kế: điện tử, thủy ngân, hồng ngoại...
  • Máy massage: ghế massege, massage cầm tay...
  • Các loại khác như: túi chườm, đệm nước, đèn hồng ngoại…

Thiết Bị Y Tế Gia Đình - Home | Facebook

    Thiết bị y tế gia đình

Xem chi tiết thiết bị y tế gia đình tại: https://tankieu.vn/thiet-bi-y-te-gia-dinh
VI. VẬT TƯ Y TẾ

  • Là khái niệm quy ước chỉ các loại: vật tư tiêu hao, vật dụng, dụng cụ… dùng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Ta chia làm các nhóm sau:

  6.1 Vật tư tiêu hao dùng 1 lần

  • Vật tư tiêu hao nhựa, sao su: bơm kiêm tiêm, dây truyền dịch, dây thở, găng tay…
  • Vật tư tiêu hao kim loại: lưỡi dao mổ, kim ( kèm chỉ khâu ), đinh nẹp vít…
  • Vật tư cầm máu: bông, vải, gạc, garo, băng dính…
  • Vật tư xét nghiệm: đầu côn, pipette, ống nghiệm, lọ đựng bệnh phẩm…
  • Vật tư tiêu hao X-Quang: phim X-Quang, nước rửa phim, thuốc cản quang…
  • Vật tư tiêu hao giấy ( giấy in nhiệt cho các máy ): giấy điện tim, sinh hóa, siêu âm…
  • Vật dụng, nội thất chuyên dụng trong y tế
  • Nội thất Inox, kim loại: giường BN, tủ đầu giường, cọc quyền dịch, ghế bệnh nhân…
  • Vật dụng Inox: khay quả đậu, ống cắm pank, bát, chậu, hộp…

  6.2 Dụng cụ Y tế

  • Dụng cụ thăm khám: ống nghe, máy đo huyết áp, búa phản xạ, đèn phin, nhiệt kế…
  • Dụng cụ phẫu thuật: pank, kéo, kẹp, vam, cán dao, cưa, khoan xương…
  • Dụng cụ phẫu thuật nội soi: trocar, Clip-hemlock, cần nâng tử cung…

  6.3 Hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm

  • Ta chia làm 3 loại theo đặc điểm sử dụng :
    • Hóa chất xét nghiệm đặc dùng với thiết bịLà các hóa chất thường được sử dụng cho các máy, ta cũng chia theo đặc điểm các loại máy như sau:
      • Hóa chất xét nghiệm huyết học - công thức máu.
      • Hóa chất xét nghiệm sinh hóa máu.
      • Hóa chất xét nghiệm sinh hóa nước tiểu ( que thử ).
      • Hóa chất xét nghiệm miễn dịch.
      • Hóa chất xét nghiệm điện giải.
      • Hóa chất xét nghiệm khí máu.
      • Hóa chất xét nghiệm đông máu.
      • Hóa chất xét nghiệm HbA1C.
    • Hóa chất thông thường
      • Hóa chất xét nghiệm thông thường: dụng dịch KOH, NaOH, Acidacetic, Logul…
      • Hóa tẩy tẩy rửa, sát trùng: rửa tay, ngâm rửa dụng cụ, vệ sinh phòng dịch… 
    • Sinh phẩm xét nghiệm
      • Thường là các loại hóa chất đóng gói riêng theo từng thông số, để chuẩn đoán nhanh.
      • Các loại test chẩn đoán nhanh ( quik test ): thử thai viêm gan B, HIV, ma túy…
      • Các khoanh, test làm kháng sinh đồ.
      • Các loại test thử an toàn thực phẩm.

Hóa chất xét nghiệm


Theo nghị định 36/2016/NĐ-CP, thiết bị y tế sẽ được phân loại dựa trên mức độ rủi ro (việc phân loại này dựa trên tiêu chuẩn phân loại của Mỹ và quốc tế) :
1. Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
2. Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D, trong đó:
    a) Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.
    b) Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.
    c) Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Xem thêm các sản phẩm khác tại: https://tankieu.vn/san-pham

Liên hệ ngay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất
Hotline: 0917.121.147
Đặt hàng: 0939.789.147 – 0939.909.147
Kỹ thuật: 0931.790.369
Zalo: 0939789147


Địa chỉ: 64 Trần Bạch Đằng, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ